Thông tin thị trường Mauritania năm 2014
Thông tin thị trường Mauritania năm 2014, do Vụ Châu Phi Tây Nam Á tổng hợp để doanh nghiệp tham khảo.
I. Khái quát:
Vị trí địa lý: Cộng hoà Hồi giáo Mauritania nằm ở Bắc Phi, giáp Algeria, Mali, Senegal, Đại Tây Dương, Tây Sa-ha-ra.
Diện tích: 1.030.700 km2.
Dân số: 3,6 triệu người (T7/2015)
Tôn giáo: Hồi giáo 100%.
Tiếng Ả rập là ngôn ngữ chính thức
Thủ đô: Nouakchott
Khí hậu: Khí hậu sa mạc, thường xuyên nóng, khô và bụi. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 16-20 độ C, tháng 7 là 30-32 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 400mm.
Địa hình: Phần lớn là những đồng bằng phẳng và khô cằn của Sahara, có một số đồi ở miền trung
Đơn vị tiền tệ: Đồng ouguiya. 1 USD = 327,5 ouguiya (T7/2015)
Quốc khánh: 28/11/1960
Tổng thống: Mohamed ould Abdel Aziz (05-08-2009)
Thủ tướng: Anerood Jugnauth (từ 17/12/2014)
Thể chế: Cộng hoà
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 15/03/1965
II. Lịch sử – chính trị
Mauritania giành được độc lập từ Pháp từ năm 1960. Từ năm 1960 cho đến năm 1978, đất nước này được điều hành bởi Moktar ould Daddah, người đã thiết lập nên chính quyền dân sự một Đảng phái duy nhất. Xuất thân từ Boutilimit, Daddah theo chủ nghĩa dân tộc, mong muốn đưa đất nước thoát ra khỏi đói nghèo và lạc hậu. Tổng thống Ould Daddah bị lật đổ sau một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1978, và người dân Mauritania đã rất tiếc vì sự ra đi của ông. Cuộc đảo chính đã đưa Ould Haidalla lên nắm chính quyền. Đến năm 1984, Ould Haidalla bị lật đổ, và Ould Taya là người lên thay.
Tổng thống Ould Taya là mục tiêu của ba cuộc đảo chính mới đây vào các năm 2003, 2004, và 2005. Hai cuộc đảo chính đầu tiên đã thất bại. Cuộc đảo chính thứ 3 do đại tá Ely Ould Mohamed VALL lãnh đạo, đã thành công, phế truất Tổng thống đương nhiệm và lập ra một Hội đồng gọi là Hội đồng quân sự vì Công bằng và dân chủ với cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho nền chính trị dân chủ và minh bạch để tất cả các đảng phái và người dân đều có quyền nói lên quan điểm của mình. Ely Ould Mohamed VALL là người đứng đầu Hội đồng và là nguyên thủ quốc gia của Mauritania. Cho đến nay, Mauritania vẫn là một nhà nước chuyên chế, và đang phải đối mặt với các vấn đề căng thẳng sắc tộc giữa người da đen và cộng đồng người Ả rập berber.
Ngày 21/04/2006, Ould Mohamed VALL đã cho phép cựu Tổng thống Ould Taya đang sống lưu vong ở Qatar trở về nước, nhưng ông này bị cấm tham gia vào cuộc bầu cử chuyển giao quyền lực dự kiến tổ chức vào năm 2007.
Tháng 4 năm 2007, sau cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên của Mauritania, ứng cử viên tự do Sidi Ould Cheikh ABDALLAHI đã đắc cử và trở thành Tổng thống Mauritania. Tuy nhiên nhiệm kỳ của Ông kéo dài chỉ dến tháng 8 năm 2008, khi Tướng Mohamed ould Abdel Aziz tiến hành đảo chính và nắm chính quyền quân sự của nước này sau đó chính thức trở thành Tổng thống sau cuộc bầu cử vào năm 2008.
III. Kinh tế
Một nửa dân số vẫn sống bằng nông nghiệp mặc dù những đợt hạn hán vào những năm 70 và 80 khiến hàng loạt người phải di cư từ nông thôn ra thành thị. Mauritania là nơi có nguồn dự trữ quặng sắt lớn, chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, nhu cầu thế giới đối với loại quặng này giảm khiến sản xuất trong nước chững lại. Các vùng duyên hải của quốc gia này là một trong những khu vực nhiều cá nhất trên thế giới, nhưng sự khai thác quá mức của các công ty nước ngoài đang đe doạ chính nguồn lợi tại đây. Cảng biển đầu tiên được đi vào hoạt động gần Nouakchott vào năm 1986. Trước đây, cơ chế quản lý kinh tế yếu kém và hạn hán đã dẫn đến nợ nước ngoài chồng chất, và hiện nay con số này đang lớn gấp 3 lần so với xuất khẩu hàng năm của nước này
Tháng 2/2000 Mauritania được cho vào danh sách các nước được viện trợ theo chương trình dành cho các nước nghèo nợ nhiều (HIPT) và đến tháng 12/2001 thì nhận được viện trợlớn từ các nhà tài trợ và các nước cho vay tại một cuộc họp 3 năm một lần của Nhóm tư vấn. Một bộ luật đầu tư mới được thông qua tháng 12/2001 đã mở rộng cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các cuộc đàm phán với Quỹ tiền tệ quốc tế vẫn tiếp diễn về các vấn đề liên quan đến cải cách kinh tế và thắt chặt tài chính. Trong những năm gần đây, nhờ việc tìm kiếm và đưa vào khai thác dầu mỏ, cuộc sống của người dân Mauritania đang ngày được cải thiện.
Số liệu kinh tế 2014
– GDP: 4,29 tỷ USD
– GDP bình quân đầu người: 1.191 USD
– Tốc độ tăng GDP: 6,8%
– Lạm phát: 4,4%
– Kim ngạch xuất khẩu: 2,57 tỷ USD
– Các mặt hàng xuất khẩu chính: quặng sắt, cá và sản phẩm từ cá, vàng, đồng, xăng đầu…
– Các đối tác xuất khẩu chính: Trung Quốc (55,4%), Ý (8,1%), Nhật Bản (4,7%), Mỹ (4,2%)
– Kim ngạch nhập khẩu: 3,35 tỷ USD
– Các mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc và linh kiện, sản phẩm xăng dầu, thực phẩm, sản phẩm gia dụng.
– Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc (15,8%), Hà Lan (13,6%), Pháp (7,6%), Mỹ (6,5%)…
Về đối ngoại,Mauritania theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, không liên kết. Mauritania là thành viên của các Tổ chức quốc tế như: Phong trào Không Liên Kết, G-77, Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Arap vì sự phát triển kinh tế châu Phi, Liên minh châu Phi…
V. Quan hệ Việt Nam – Mauritania
Việt Nam và Mauritania thiết lập quan hệ ngoại giao từ khá sớm. Ngày 15/03/1965, 5 năm sau khi Mauritania giành được độc lập, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao.
Về quan hệ thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều còn khá khiêm tốn và chưa ổn định
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Mauritania
giai đoạn 2006-3T/2015
ĐVT: USD
Năm |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
Xuất nhập khẩu |
2006 |
1.693.251 |
1.145.062 |
2.838.313 |
2007 |
2.028.257 |
7.738.693 |
9.766.950 |
2008 |
3.706.313 |
7.868.617 |
11.574.930 |
2009 |
940.148 |
2.512.476 |
3.452.624 |
2010 |
3.273.146 |
2.746.160 |
6.019.306 |
2011 |
2.059.762 |
1.213.269 |
3.273.031 |
2012 |
10.367.334 |
16.770.483 |
27.137.817 |
2013 |
5.476.764 |
13.449.020 |
18.925.784 |
2014 |
7.128.047 |
6.799.160 |
13.927.207 |
3T/2015 |
4.998.079 |
74.335 |
5.072.414 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Trong năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mauritania đạt 13,93 triệu USD, giảm 26,4% so với năm 2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mauritania đạt 7,13 triệu USD, tăng 30,1% so với năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mauritania bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; hạt tiêu; vải; sản phẩm điện twr và linh kiện;sản phẩm hóa chất; dao cạo râuv.v. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mauritania đạt 6,8 triệu USD, giảm 49,44%. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm: sắt thép phế liệu; thức ăn gia súc & nguyên liệu; hàng hải sản; dầu mỡ động thực vật; v.v./.
Lê Thu Quỳnh
275 Tổng số lượt xem, 1 ngày hôm nay