Non classé

Tổng quan nhu cầu về sản phẩm sắn tại thị trường Thụy Điển

Với đặc điểm thành phần dân số Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung có thu nhập cao hay đi du lịch nước ngoài nên khi quay trở về nước sau mỗi chuyến đi sẽ xuất hiện thị hiếu hay nhu cầu được tiêu dùng những sản phẩm ngoại lai (exotic products) tại những nơi họ đã từng đến du lịch, do đó, sắn và các sản phẩm rau củ quả khác như khoai lang, khoai sọ,… gần đây đã bắt đầu được nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường Thụy Điển nhưng với số lượng còn rất nhỏ.

Qua khảo sát sơ bộ thực tế thị trường và xem xét số liệu thống kê của Cơ quan thống kê Thụy Điển (trang www.scb.se) cho thấy:

– Sản phẩm sắn là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường Thụy Điển từ nửa cuối năm 2013 đến nay, hiện đang được bày bán tại một số ít các siêu thị bán lẻ, nhất là tại các siêu thị gần các khu cư dân nhập cư đến từ Trung Nam Mỹ, châu Phi;

– Hiện tại trên thị trường Thụy Điển chỉ bày bán sắn loại củ tươi có xuất xứ từ Costa Rica (thuộc mã CN 07141000);

–  Số lượng nhập khẩu vào Thụy Điển hiện còn rất khiêm tốn, bình quân tổng trị giá nhập khẩu/năm là khoảng 90.000 Cuaron Thụy Điển (tương đương 15.000 USD) do chủ yếu chỉ phục vụ các cư dân nhập cư từ lục địa Trung Nam Mỹ; giá bán bình quân/kg tại các siêu thị bán lẻ vào khoảng 29 Cuaron Thụy Điển (tương đương 99.000 VND).

Với đặc điểm thành phần dân số Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung có thu nhập cao hay đi du lịch nước ngoài nên khi quay trở về nước sau mỗi chuyến đi sẽ xuất hiện thị hiếu hay nhu cầu được tiêu dùng những sản phẩm ngoại lai (exotic products) tại những nơi họ đã từng đến du lịch, do đó, sắn và các sản phẩm rau củ quả khác như khoai lang, khoai sọ,… gần đây đã bắt đầu được nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường Thụy Điển nhưng với số lượng còn rất nhỏ.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sắn tại thị trường Thụy Điển và khu vực Bắc Âu là có hiện thực, xu thế tiêu thụ có thể gia tăng do hiệu ứng lan tỏa từ khu vực tiêu dùng người nhập cư và người Thụy Điển đi du lịch, và nhu cầu trước mắt vẫn chỉ là sản phẩm sắn củ tươi, ngoài ra khi Hiệp định FTA EU – Việt Nam (EVFTA) được ký kết thực hiện, ta sẽ có thêm điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông sản như sắn.

Với đặc điểm sắn là sản phẩm mới xuất hiện, nhu cầu nhập khẩu tại Thụy Điển còn ít về cả giá trị và chủng loại, nên công tác xúc tiến xuất khẩu cần được tập trung quan tâm hơn thông qua các hoạt động như sau:

  • Nghiên cứu có công nghệ chế biến sắn thành những sản phẩm thực phẩm ăn liền từ sắn sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của thị trường châu Âu như món sa lát từ sắn;
  • Chủ động quảng bá giới thiệu các sản phẩm từ sắn, thực phẩm từ sắn thông qua việc tham gia các hội chợ thực phẩm tại khu vực châu Âu;
  • Phối hợp với các Thương vụ tổ chức các hoạt động tọa đàm chuyên đề về sản phẩm nông sản ta có thế mạnh xuất khẩu, trong đó có các sản phẩm từ sắn;
  • Kết hợp đồng bộ hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm từ sắn với các loại sản phẩm nông sản xuất khẩu trọng điểm khác của ta như gạo, hạt điều, lạc nhân,…

81 lượt xem, 1 trong hôm nay